About Me

Mặt nạ phòng độc và cách phân loại.

 Mặt nạ phòng độc và cách phân loại các loại mặt nạ là từ khóa được tìm kiếm rất nhiều trên google sau hàng loạt các sự cố cháy tại nhiều tòa chung cư.

Trên thị trường hiện nay đang cung cấp khá nhiều mặt nạ phòng độc để bảo vệ hệ hô hấp của người lao động. Tuy nhiên làm sao để lựa chọn một chiếc mặt nạ phòng độc đúng cách, đảm bảo chất lượng, bảo vệ con người một cách tốt nhất thì không phải ai cũng biết.

Mặt nạ phòng độc và cách phân loại
Mặt nạ phòng độc là loại mặt nạ được thiết kế bằng chất liệu lọc sắp xếp thành nhiều lớp, qua mỗi lớp chất độc sẽ được lọc giảm tới mức tối đa. Mặt nạ phòng độc thường được dùng trong môi trường có nhiều khí độc, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Được thiết kế dễ sử dụng, gọn nhẹ, và có thể thay thế các phin lọc một cách đơn giản.


Mặt nạ phòng độc được chia làm 2 loại: bán mặt nạ phòng độc (đeo ốp nửa mặt) và mặt nạ phòng độc (bao chùm cả mặt).
Bán mặt nạ phòng độc được chia làm 2 nhóm chính :
-Nhóm 1 chuyên lọc bụi và khí độc nhẹ (giá thành từ 80-400k)
-Nhóm 2 chuyên lọc độc chất vô cơ và hữu cơ (giá thành từ 500-2000k).
Mặt nạ phòng độc tuân thủ tiêu chuẩn DIN EN 136 được chia làm 3 nhóm:
-Nhóm 1: mặt nạ cho các công việc không đòi hỏi đặc biệt.
-Nhóm 2: mặt nạ đầy đủ cho các ứng dụng thông thường.
-Nhóm 3: mặt nạ chuyên dùng.

Để chọn mua được mặt nạ phòng độc với chất lượng tốt trước hết phải xác định được phạm vi sử dụng mặt nạ phòng độc bởi mặt nạ phòng độc được chia thành nhiều loại cho từng môi trường khí độc khác nhau.
Môi trường làm việc của bạn như thế nào. Địa điểm ra sao, có gần nguồn chất độc nào không, đặc điểm loại chất độc đó là gì. Khi đó, bạn có thể chọn loại mặt nạ phòng độc phù hợp và loại phin lọc thích hợp. Than hoạt tính bên trong phin lọc sau một thời gian sử dụng dần mất đi tác dụng. Cho nên sau một thời gian bạn nên kiểm tra và thay mới bộ phin lọc. Về phần này, bạn nên nhờ sự tư vấn của các nhân viên bán hàng để họ đưa ra những sản phẩm phù hợp nhất cho bạn.
Ứng dụng phổ biến của mặt nạ phòng độc:
  1. Phòng chống khói độc khi có hỏa hoạn cháy nổ
  2. Lọc sạch khí độc khi tham gia xịt thuốc sau nông nghiệp
  3. Bảo vệ mắt và phổi khi thường xuyên ra vào khu vực nhiễm độc
  4. Dùng trong quân sự tham gia xâm nhập khu vực nguy hiểm không khí
  5. Dùng cho công tác bảo hộ lao động và cảnh sát phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ

Đăng nhận xét

0 Nhận xét